Ngoại thiện và Nội thiện Thiện_nhượng

Đế Thuấn

Nhìn lại lịch sử, ta có thể thấy ngay bốn hình thức để một bậc đế vương đăng cơ tức vị trong cung cấm, đó là: Thiện vị, Kế vị, Tôn vịĐoạt vị. Thiện vị được phân thành Nội thiện và Ngoại thiện, quân chủ đương nhiệm sẽ chủ động nhường ngôi cho kẻ khác khi họ còn đang tại vị, với hình thức cao nhất là tự nguyện chuyển giao quyền lực cho người hiền. Chế độ này có đặc điểm trái ngược hẳn với việc hành thích đương kim hoàng thượng hoặc công khai tổ chức chính biến để giành lấy giang sơn gọi là Đoạt vị, khác với Kế vị ở chỗ người tiếp nhiệm sẽ tự động thế chỗ người tiền nhiệm đã qua đời, khác với Tôn vị là trường hợp quân chủ băng hà chưa kịp chọn người thay ngôi nên quần thần hoặc vương tôn quý tộc phải thương nghị đề cử vua mới.

Trong chế độ Thế tập, có một điều luật bất di bất dịch là vua cũ băng hà thì mới được lập vua khác, do đó có nhiều trường hợp nhà vua bị trục xuất khỏi triều đình nhưng họ vẫn giữ ngôi trên danh nghĩa tuy công việc chính sự đều do quyền thần khống chế. Điển hình như: Hạ Thái Khang,[17] Chu Lệ Vương,[35] Sái Ai Hầu,[36] Lỗ Chiêu Công[37]... Thời Xuân Thu, Tống Tương Công bị Sở Thành Vương giam hãm, người nước Tống tạm thời lập công tử Mục Di để giữ nước, khi nước Sở phóng thích Tương Công thì Mục Di lập tức thoái vị.[38] Lại có trường hợp Trịnh Thành Công bị bắt giữ ở nước Tấn khiến người nước Trịnh phải giả vờ lập thế tử Khôn Ngoan làm quân chủ mới, vua Tấn thấy vậy bèn thả vua Trịnh ra, khi Thành Công về nước thì Khôn Ngoan lại hoàn vị cho cha.[39] Thời Chiến Quốc, Sở Hoài Vương cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự ở bên Tần quốc, nhưng dù người nước Sở đã lập Khoảnh Tương Vương nhưng vua Tần nhất định không chịu thả, điều đó khiến Hoài Vương phải ôm hận mà chết nơi đất khách.[40] Bởi bó buộc vì nguyên tắc đó mà dẫn đến nhiều tấn thảm kịch như con giết cha, chú giết cháu, anh em giết nhau để đoạt lấy quyền lực. Ở chế độ Thiện nhượng thì vấn đề này hoàn toàn ngược lại, có điều việc tự nguyện nhường ngôi hầu như không tồn tại trên thực tế mà chỉ mang tính tượng trưng.

Ngoại thiện nghĩa là nhường ngôi cho người ngoài dòng tộc, nhưng đây hoàn toàn chỉ là chiêu bài được các quyền thần khác họ sử dụng để hợp lý việc kế thừa ngôi vị trên danh nghĩa theo truyền thống Nho giáo, những trường hợp ngoại thiện thất bại sử sách đều chép là Soán vị. Ví như: Vương Mãng soán Hán,[41] Hoàn Huyền soán Tấn,[42] Hầu Cảnh soán Lương[43]... Vị quân chủ thoái nhiệm thường bị:

  1. Phế vị: phế trừ ngôi vị, giáng xuống tước hiệu nhỏ hơn hoặc làm thường dân.
  2. Quản thúc: khống chế giám sát từng cử chỉ hành động, đề phòng nổi dậy phục vị.
  3. Lưu đày: phong cho tước hiệu tử tế nhưng ở những nơi xa miền quan ngoại để giảm sức ảnh hưởng trong triều đình, hoặc để làm tù nhân lao động khổ sai vùng hoang mạc, rừng núi, hải đảo.
  4. Bức tử: quân chủ đương nhiệm e ngại lòng dân và quần thần còn quyến luyến cựu vương nên buộc phải quyên sinh, có thể áp dụng biện pháp đầu độc bằng đồ ăn thức uống.

Nội thiện nghĩa là nhường ngôi cho con cháu ruột, anh em ruột, chú bác ruột hoặc cùng lắm là người trong họ, vị quân chủ từ nhiệm thường được tôn làm Thái thượng hoàng (ở phiên thuộc hay chư hầu chức vụ này gọi là Thái thượng vương). Khi Thái thượng hoàng vẫn còn mà vị quân chủ đương nhiệm tiếp tục nhường ngôi cho người khác, thì Thái thượng hoàng được tôn là Vô thượng hoàng (ở phiên thuộc hay chư hầu chức vụ này gọi là Vô thượng vương), sử sách chép là Tốn vị. Theo thống kê từ những số liệu trong các thư tịch cổ thì có đến già nửa các trường hợp nội thiện có kết cục không khác gì ngoại thiện, vị quân chủ thoái nhiệm thường có bốn nguyên nhân:

  1. Thất thế: bị các vương tôn quý tộc trong họ khống chế hay quyền thần áp đặt.
  2. Bệnh tật: ốm đau lâu ngày không thuyên giảm, sức khỏe kém nên việc cáng đáng quốc gia đại sự đành gác lại.
  3. Xuất gia: ngán ngẩm trước sự trái ngang nghiệt ngã của "nhân tình thế thái" nên mượn chốn thiền am thanh tịnh tu hành nhằm rũ sạch bụi hồng.
  4. An dưỡng: do tuổi cao yếu mệt, hoặc chán ngán chuyện lâm triều phê chuẩn tấu chương nên lui về hậu cung nghỉ ngơi hưởng lạc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiện_nhượng http://cul.china.com.cn/2013-08/02/content_6175836... http://theory.people.com.cn/BIG5/49157/49163/88622... http://blog.sina.com.cn/s/blog_566944830101j1up.ht... http://vip.book.sina.com.cn/chapter/239159/475033.... http://his.cssn.cn/zt/zt_xkzt/zt_lsxzt/zjgwhyz/tsy... http://www.qstheory.cn/zxdk/2013/201309/201304/t20... http://baobinhluan.com/Goc-Dac-Biet/vua-nghieu-tuy... http://www.china10k.com/trad/history/1/11/11d/11d1... http://chuabuuda.com/nep-song-dao/nep-song-dao-chi... http://gamefun8.com/game-_gQ_ADUjWsqV8.html